Tại sao không được đeo kính của người khác ?

Chúng ta biết rằng trạng thái chiết quang của mắt người rất phức tạp, nếu phân biệt chi tiết những người có hiện tượng chiết quang dị thường, thì có nhiều loại hình khác nhau, như cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần, tán quang cận thị đơn thuần, tán quang viễn thị đơn thuần, tán quang cận thị phức tạp, tán quang viễn thị phức tạp và tán quang hỗn hợp. Ngoài ra, người trên 40 tuổi do lực điều tiết mắt đã suy yếu còn có thể xuất hiện mắt lão hoá.

Trường hợp này có thể cùng tồn tại với những tình huống dị thường nói ở trên. Có thể thấy trạng thái chiết quang của một người là hoàn toàn khác nhau. Để điều chỉnh lại những trạng thái chiết quang không bình thường đó, làm cho mỗi người đều có thể xem rõ các vật ở bên ngoài một cách thoải mái, thì bác sĩ hoặc người làm nghiệm quang phải nhìn lại dùng phương pháp nghiệm quang chủ quan hoặc khách quan làm nghiệm quang tỉ mỉ cho từng người, căn cứ vào kết quả nghiệm quang khác nhau, mà đề xuất một chiếc kính đặt định riêng cho mỗi người.

Cần phải lựa chọn mắt kính phù hợp
Cần phải lựa chọn mắt kính phù hợp

Do trạng thái chiết quang không giống nhau, đo số của mắt kính cũng không giống nhau, nếu tuỳ tiện mượn kính của người khác để đeo, do đó số chiết quang khác nhau, tia sáng song song đi vào trong mắt sẽ không thể tạo ra hình ảnh rõ ràng trên võng mạc, do đó vẫn nhìn không rõ, nếu cố gắng để nhìn thì cũng thấy nhưng phải dùng lực điều tiết mạnh nên không duy trì được lâu, thời gian đeo chỉ hơi dài một chút là đã cảm thấy mắt càng đau không thoải mái. Làm như vậy không những không nâng cao được thị lực mà còn làm độ số cận thị tăng lên.

Có người nói, nếu hai người sau khi nghiệm quang có độ số chiết quang giống nhau thì có thể dùng kính của nhau được không? Khi đó còn phải chú ý cự li giữa hai đồng tử có giống nhau không rồi mới quyết định.

Cần lựa chọn mắt kính phù hợp
Việc lự chọn mắt kính vô cùng quan trọng

Trung tâm quang học của mắt kính (phần giữa của mắt kính) là bộ phận có lực chiết quang lớn nhất, bộ phin này phải nằm đối ứng với đồng tử, cũng cổ thể nối cự li giữa trung tâm quang học của 2 mắt kính phải bằng cự li giữa hai đồng tử. Nếu cự li giữa 2 đồng tử của 2 người không giống nhau thì đổi kinh cho nhau không thích hợp, nếu đeo lâu sẽ làm mắt mệt mỏi.

Do đó, người có hiện tượng chiết quang không bình thường, dù thuộc dạng hình nào, cũng đều phải đi bệnh viện để chọn một phương pháp nghiệm quang thích hợp, từ đó chọn lấy một chiếc kính hợp với mình, không được tuỳ tiện đeo kính của người khác.